Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định giao Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đối với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng. Ảnh: Zing.vn
Trước đó, ngày 31/7/2018, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn này, thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nhận nhiệm vụ trên cương vị mới là Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trong vai trò mới, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng sẽ là người mang trọng trách kế thừa các thành quả công nghệ của giai đoạn Viettel 3.0 và trực tiếp đưa Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội bước vào một chương mới của lịch sử - Giai đoạn 4.0 và toàn cầu.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996 và đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử Tập đoàn. Đồng chí cũng đã có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.
Năm 2018 đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng đối với Viettel khi được Chính phủ đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và phê duyệt Phương án tái cơ cấu Tập đoàn đến năm 2020; công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ 4: Giai đoạn của 4.0 và Kinh doanh toàn cầu.
Bước sang năm 2019, Viettel đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 7,3% (hơn 251 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39 nghìn tỷ đồng) so với năm ngoái. Viettel cũng dự kiến sẽ nộp 38.100 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước năm 2019.
Trong chiến lược giai đoạn 4 của mình, Viettel xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó, tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
" alt=""/>Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được giao Quyền Chủ tịch, Tổng giám đốc Viettel“Tôi không biết thế hệ con cháu của tôi sẽ nghĩ gì về tôi. Liệu tôi sẽ được tôn trọng và quý mến, hay được nhắc đến như ‘người đã hủy hoại xã hội’ ?” - Tony Fadell chia sẻ tại hội nghị Mindfulness in America
Tầm ảnh hưởng của iPhone là điều mà ông cũng như các đồng nghiệp không thể tưởng tượng. Họ muốn thành công với thiết bị này, nhưng không ai nghĩ rằng iPhone lại có thể thay đổi cả thế giới nhiều đến vậy. Sau mười năm kể từ ngày những chiếc iPhone đầu tiên được cả thế giới đón nhận, Fadell vẫn không thể tin vào điều này.
Vào thời điểm ban đầu, Fadell còn lo lắng rằng kết quả cuối cùng sẽ không đủ để cạnh tranh với Nokia và BlackBerry, hai ông lớn mà iPhone sau này đã vùi dập. Giờ đây, những chiếc smartphone đến từ Apple đã có tiếng nói trong mọi lĩnh vực. Mô hình kinh doanh của Apple cũng đã thay đổi và 2,5 tỉ người sử dụng smartphone đã có thêm lựa chọn để kết nối với thế giới theo một cách đầy khác biệt. Tính đến thời điểm này, Apple đã bán ra được 1,2 tỉ chiếc iPhone trên toàn thế giới.
Đi kèm với 1,2 tỷ chiếc iPhone chính là hàng loạt các hậu quả không thể lường trước được. Những đứa con cưng của Apple cùng hàng loạt các mẫu smartphone khác đang giúp các nền tảng mạng xã hội đánh cắp và tẩy xóa não bộ của chúng ta. Không giống như TV, người dùng có thể xem các video theo sở thích từ Facebook, Youtube hay Instagram trong hàng tiếng đồng hồ liên tiếp trên smartphone, miễn là thiết bị được cắm sạc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các mạng xã hội trên đang thu về hàng triệu USD từ quảng cáo.
Theo Fadell, người dùng Facebook, Twitter, Instagram không phải là những ai sở hữu tài khoản, mà chính là Coca Cola, Nike, hay bất cứ tên tuổi nào đăng tải quảng cáo trên các mạng xã hội khổng lồ này. Đã có thời điểm mà các nhà quảng cáo không hề biết rằng quảng cáo của mình sẽ tiếp cận những đối tượng nào. Giờ đây, nhờ sự phát triển của mạng xã hội, họ có thể xác định chính xác các đặc điểm của những người xem quảng cáo, từ độ tuổi, giới tính cho đến sở thích hay thậm chí là thói quen thường ngày. Đó chính là lí do vì sao mô hình quảng cáo trên mạng xã hội có hiệu quả rất cao.
Để có được một cơ sở dữ liệu to lớn đến vậy, các mạng xã hội chắc chắn sẽ không thể thành công nếu thiếu iPhone hay các smartphone khác. Ngoài khía cạnh giải trí, iPhone cũng có vô số ảnh hưởng to lớn khác. Liệu người dùng sẽ cảm thấy như thế nào nếu biết rằng hiện đang tồn tại một phiên bản “số hóa” của bản thân họ với vô vàn các thông tin như thời gian sử dụng ứng dụng trên smartphone, thói quen thanh toán,... Nếu không có các biện pháp bảo mật hữu hiệu, toàn bộ smartphone có thể trở thành một thiết bị theo dõi và phục vụ vào mục đích xấu.
Để khắc phục, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách giảm sự phụ thuộc vào smartphone của bản thân. Thay vì đọc sách trên iPhone hay iPad, hãy sắm cho mình một chiếc Kindle và thỏa mãn cơn thèm của một con mọt sách mà không phải lo lắng đến các thông báo thường thấy trên các thiết bị khác.
Các biện pháp “kiềm chế bản thân” cũng sẽ có tác động rất lớn, nếu bạn là người có thể tuân thủ theo những gì bản thân đã đặt ra. Fadell cùng gia đình của ông đã quyết định nói không với các món đồ công nghệ vào mỗi Chủ Nhật trong tuần. Ngoài ra, Farell cũng dùng ứng dụng Circle để kiểm soát và theo dõi thời gian sử dụng smartphone của các thành viên nhỏ tuổi.
Môi trường làm việc cũng có thể được cải thiện nếu các công ty có thể áp dụng một vài thay đổi tích cực như hạn chế thời gian hoạt động của máy chủ email xuống còn từ 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều và ngừng hoạt động vào cuối tuần.
“Nếu máy chủ email chỉ hoạt động từ 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều và ngừng hoạt động vào cuối tuần, bạn sẽ có một lối sống hoàn toàn mới. Trước khi iPhone ra đời, mọi thứ đều rất khác biệt ở Apple. Không có ai sử dụng BlackBerry nên sự kì vọng làm việc mọi lúc mọi nơi cũng không hề tồn tại.”
Theo GenK
" alt=""/>Người đã thiết kế iPhone sợ rằng con cháu mình sẽ nghĩ ông đã giúp “hủy hoại xã hội”